Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphithetrum Flavium theo tiếng Latinh hay Anfitea tro Flavio tiếng Ý, sau nay gọi là Colosseum hoặc Colosseo, là một đấu trường lớn nổi tiếng ở thành phố Roma, Italia.
1, Hoàn cảnh ra đời:
Khởi công xây dựng vào khoảng những năm 70-80 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian, tới năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus thì hoàn thành. Đây được đánh giá là công trình lớn nhất được xây dựng ở thời Đế chế La Mã với công suất lúc mới xây xong là 50 000 khán giả. Đấu trường La Mã được sử dụng cho các võ sĩ và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu và trình diễn công chúng.
Trải qua nhiều biến cố như chiến tranh, động đất, nạn cướp đá…đấu trường ít nhiều cũng đã có sự thay đổi. Ngày nay, nó đã được cải tạo và chỉ giữ còn ⅓ cấu trúc ban đầu. Tuy vậy, với niên đại hàng nghìn năm tuổi thì đấu trường La Mã vẫn được xem là biểu tượng của chế độ La Mã – chứng nhân của lịch sử.
2, Vật liệu xây dựng bền bỉ:
Không giống như các đấu trường được xây dựng trước đây, vật liệu xây dựng sử dụng xây đấu trường La Mã đã được thay đổi : bê tông cho nền móng, những bức tường bằng tảng đá Travertine lớn được gắn kết bằng một loại chất liệu như vôi vữa ngày nay rất chắc chắn.
Bê tông nền móng: trước đây khối nước này từng được xem là không hoàn hảo trong khi trộn làm bê tông, nhưng sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thì các nhà phân tích nhận ra rằng chúng thật sự là thành phần bí mật khiến cho kiến trúc La Mã trở nên vững chắc và có khả năng tự sửa theo thời gian.
Đá Travertine làm tường bảo vệ: là một loại đá vôi được hình thành từ các mỏ canxi cacbonat trong hoặc gần các suối nước nóng hoặc hang động đá vôi. Những bước tường được xây dựng từ những tảng đá lớn liên kết với nhau bằng các vòng kẹp sắt.
3, Đặc điểm cấu trúc của đấu trường La Mã:
Được thiết kế với 240 mái vòm đã sử dụng, mỗi tầng sẽ có 80 mái vòm. Đặc biệt, vành đai hướng tải trọng được thiết kế sang hai bên, sau đó đến các cột đỡ ở bên dưới.
Đấu trường La Mã được thiết kế một phần bên dưới là mạng lưới ngầm,còn bên trên là sàn của đấu trường. Khu vực bên trong được thiết kế hoàn có 4 hàng cửa vòm cuốn bằng những trụ đá và có chiều cao khoảng 48m được chia làm 3 tầng. Mỗi hàng cửa vòm có tất cả 80 cửa để khán giả ra vào trong đấu trường. Nhờ đó mà người dân có thể nhanh chóng thoát khỏi tòa nhà chỉ trong thời gian rất ngắn.
Mạng lưới đồ sộ của những đường hầm dưới lòng đất cũng là một nét đặc biệt của đấu trường La Mã – nơi dành cho các đấu sĩ tôi luyện trước khi thi đấu.
Đấu trường La Mã có một mái che bạt khổng lồ để bảo vệ khán giả khỏi nắng và mưa.
Những chỗ ngồi được sắp xếp theo chức tước và giới tính.
Người La Mã được đánh giá rất cao khi xây dựng thành công một hệ thống thang máy giúp vận chuyển động vật lên đấu trường.
Bên ngoài của đấu trường La Mã có các hành lang bao quanh, được thiết kế đóng khung nhờ các loại cột Doric, Lonic và Corinthian theo trật tự. Cấu trúc cột đóng vai trò làm nền tảng cho một nguyên tắc kiến trúc thời Phục Hưng, gọi là tập hợp các trật tự.
Ngày nay, đấu trường La Mã là một địa điểm du lịch độc đáo mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Roma. Nơi này thu hút hàng triệu lượt người tham quan hàng năm. Đây thực sự là công trình kiến trúc vĩ đại của thế giới nói chung, của Italia nói riêng.
PALAZIO tự hào là đơn vị tiên phong thiết kế nội thất và kiến trúc theo phong cách Italia có mặt tại Việt Nam. Với hơn 20 năm trong lĩnh vực, chúng tôi tự tin sẽ mang tới cho quý vị một không gian sống tuyệt vời.